Những điều cần biết về biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng

Ngày nay, biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng là một trong những công cụ hữu hiệu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các tổ chức, doanh nghiệp. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh biểu đồ Pareto nhé.

Biểu đồ Pareto là gì?

biểu đồ pareto trong quản trị chất lượng

Hình ảnh biểu đồ Pareto.

Biểu đồ Pareto được xây dựng để giúp phản ánh các nguyên nhân gây ra vấn đề.

Biểu đồ được sắp xếp theo các tỷ lệ và mức độ tác động của các nguyên nhân, qua đó giúp bạn đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu. Khi đó bạn biết đâu là những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết. 

Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế học người Ý phát minh, sau đó đã được Joseph Juran – một nhà chất lượng học người Mỹ, áp dụng vào những năm 1950. 

Nguyên tắc Pareto được dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề là do 20% các nguyên nhân chủ yếu.

Các bước lập biểu đồ Pareto

Biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng được xây dựng theo các bước sau đây:

– Xác định các loại sai hỏng.

– Xác lập các yếu tố thời gian của đồ thị (ngày, tuần, tháng, năm…). Ví dụ như số liệu về các sai hỏng được thu thập trong cùng thời gian một tháng.

– Tổng tỷ lệ các sai hỏng là 100%. Tính tỷ lệ % cho mỗi sai hỏng.

– Vẽ trục đứng và trục ngang và chia khoảng cách tương ứng với các đơn vị thích hợp trên các trục.

– Vẽ các cột thể hiện từng sai hỏng theo trật tự giảm dần, từ trái sang phải; trên đồ thị, độ cao của cột tương ứng với các giá trị ghi trên trục đứng. Bề rộng của các cột trong biểu đồ phải bằng nhau.

– Điền tiêu đề của nội dung và ghi ngắn gọn các đặc trưng của số liệu được vẽ trên đồ thị.

– Phân tích biểu đồ: 

+ Với những cột cao hơn thể hiện sai hỏng xảy ra nhiều nhất thì cần được ưu tiên giải quyết. Những cột này thường được biểu hiện với đoạn đường cong có tần suất tích lũy tăng nhanh nhất (nói cách khác là có độ dốc lớn nhất). 

+ Những cột thấp hơn (thường là đa số) đại diện cho những sai hỏng ít quan trọng hơn, có thể giải quyết sau. Những cột này tương ứng với những đường cong có tần suất tích lũy tăng chậm nhất (nói cách khác là có độ dốc nhỏ nhất).

Ý nghĩa của biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng

biểu đồ pareto trong quản trị chất lượng

Hình ảnh minh họa ý nghĩa biểu đồ Pareto.

Ý nghĩa của biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng là gì? Dựa vào dữ liệu trong bảng biểu đồ hình cột, ta có thể thấy được nó biểu thị cực kỳ rõ nét các vấn đề cũng như các mục tiêu mà doanh nghiệp cần tập trung giải quyết.

Thông qua việc thống kê thứ tự công việc từ cao đến thấp, các doanh nghiệp sẽ biết được rõ ràng việc nào nên được ưu tiên đầu tiên, việc nào ít quan trọng hơn sẽ giải quyết sau cùng.

Tối ưu hóa việc giải quyết vấn đề không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết chính xác từng sự cố hay rủi ro một mà còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm mục tiêu tương lai, xác định chính xác vấn đề cần giải quyết. Chính vì thế việc giải quyết vấn đề cũng hiệu quả, tiết kiệm tối đa tiền bạc và thời gian của doanh nghiệp.

Tập trung vào các mục tiêu lớn và ưu tiên giải quyết chúng là chìa khóa để thành công cho nhiều doanh nghiệp. Những thay đổi tuy nhỏ nhưng sẽ góp phần  tạo nên những biến động tích cực cho tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Lợi ích của biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng

Đối với một doanh nghiệp, lợi ích của biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng là cực kỳ to lớn.

biểu đồ pareto trong quản trị chất lượng

Hình ảnh minh họa lợi ích biển đồ Pareto.

Với nhiều nhà lãnh đạo, biểu đồ chính là công cụ trao đổi thông tin hiệu quả nhất. Thông qua biểu đồ, các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được cách thức xử lý tình huống hợp lý nhất.

Với nhân viên, việc thực hiện công việc cũng sẽ trở lên thuận lợi hơn. Với biểu đồ Pareto, các nhân viên được phân công công việc cụ thể, tập trung xử lý tốt các vấn đề, không cần phải lo lắng về hiệu suất công việc không đảm bảo.

Với doanh nghiệp, nguồn lực về tài chính và nhân sự sẽ được phân bổ một cách hợp lý nhất. Việc xác định đúng vấn đề quan trọng và ưu tiên giải quyết vấn đề đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được các cơ hội cải tiến, đồng thời có được hiệu quả kinh doanh cao trong quá trình hoạt động.

Biểu đồ Pareto được sử dụng trong điều kiện như thế nào?

Không phải tất cả trường hợp đều có thể sử dụng Pareto Chart để giải quyết. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà công việc có nhiều yếu tố thì biểu đồ Pareto sẽ cho thấy hiệu quả đặc biệt tích cực.

Việc ứng dụng biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng giúp doanh nghiệp có thể chọn được nên giải quyết vấn đề ưu tiên nào. 

Trong trường hợp doanh nghiệp xác định được các vấn đề chính, cũng như phát hiện được những nguyên nhân gây ra vấn đề nhưng không biết phải giải quyết từ đâu thì biểu đồ Pareto sẽ là chọn lựa chọn tuyệt vời.

Vừa rồi là những thông tin về biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng, bao gồm định nghĩa, ý nghĩa, cách thức sử dụng của biểu đồ Pareto. Hi vọng rằng, với những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ về cách mà biểu đồ Pareto hoạt động, từ đó có thể áp dụng một cách hiệu quả cho việc quản trị chất lượng của doanh nghiệp mình.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Gumroad - Blog chia sẻ công nghệ, giải trí, tổng hợp
Logo
Enable registration in settings - general