Nguồn gốc loài người theo khoa học

Bạn có thắc mắc Loài người xuất hiện khi nào? Nguồn gốc của loài người? Bài viết này sẽ cho thấy Nguồn gốc loài người theo khoa học.

nguồn gốc loài người theo khoa học

Sự xuất hiện của loài Người

Loài vượn cổ xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước

– Loài người do loài vượn giống Người (Hominid) chuyển biến thành. Có thể đứng, đi bằng hai chân và 2 chi trước có thể cầm nắm. Trải qua quá trình lao động và một chặng đường quá độ dài, Vượn cổ đã chuyển biến thành Người tối cổ.

 Người Tối cổ xuất hiện 4 triệu năm trước đây

  • Người ta tìm thấy dấu vết của Người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, Gia-va

(In-đô-nê-xia), Trung Quốc, Thanh Hóa (Việt Nam).

  • Đặc điểm: đã là Người, hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, đôi tay trở nên khéo léo. Thể tích sọ não lớn cùng với hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Tuy nhiên còn đi lom khom, trán thấp, bợt ra sau và u mày cao… Biết chế tạo công cụ, làm ra lửa và kiếm sống bằng lao động với phương thức hái lượm và săn bắt.

Bầy người nguyên thủy

  • Đặc điểm: có người đứng đầu, phân công lao động nam và nữ, cùng nhau chăm sóc con cái.
  • Đời sống vật chất và tổ chức xã hội: sống trong hang động, mái đá và theo quan hệ ruột thịt, gồm 5 – 7 gia đình. Bầy người nguyên thủy sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ”, bấp bênh trong hàng triệu năm.

nguồn gốc loài người theo khoa học

Nguồn gốc loài Người theo khoa học

Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ thể của người và lớp động vật có vú, đặc biệt là giống vượn hình người hiện đại có rất nhiều nét gần gũi nhau. Sau khi nghiên cứu quá trình phát triển của bào thai người. Ngành phôi thai học đã đi đến được kết luận: quá trình hình thành bào thai người là sự “rút ngắn” hàng triệu năm tiến hóa từ động vật trở thành người. 

Sau khi công trình nghiên cứu của Đacuyn được công bố năm 1871. Nguồn gốc động vật của loài người đã được các ngành và các nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh. Thông những bằng chứng khoa học, trong đó nổi bật nhất là việc phát hiện di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt xích trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người. 

Ở chặng đầu của quá trình có một loài vượn cổ (Hominid) – sống cách ngày nay khoảng hơn 6 triệu năm, ở cuối thế kỉ thứ ba của thời đại Tân sinh. Loài vượn này cũng tiến hóa dần dần, ngày càng gần với người hơn: từ loài vượn Đriôpithécus đến Ramapithecus và bước tiến hóa rõ rệt hơn là vượn phương Nam – Australopithecus. Di cốt hóa thạch của các loài vượn này đã được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Ấn Độ, Trung Quốc và cả ở Lạng Sơn (Việt Nam). Loài vượn nhân hình Hominid là tổ tiên chung của cả loài người và cả các giống vượn hiện đại. Từ Hominid, một nhánh nào đó phát triển lên thành người Homo Habilis (người khéo léo). Đó là giai đoạn thứ hai và cũng là bước ngoặt quan trọng trong quá trình tiến hóa. Di cốt  một trong những Homo Habilis đã được hai vợ chồng L.Leakey phát hiện năm 1960 ở thung lũng Ônđuvai (Tanzania) và những năm 1967 – 1976 ở thung lũng Omo (Ethiopia). Tại đây đã phát hiện những hóa thạch động vật có vú và người Homo Habilis có niên đại khoảng 2.500.000 năm.

nguồn gốc loài người theo khoa học

Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn của những người đứng thẳng (Homo Erectus) . Địa điểm đầu tiên phát hiện ra loài người vượn này là Trinil ở miền Trung Java. Trong những năm 1891 – 1892, bác sĩ Dubois người Hà Lan đã khai quật được một răng hàm trên, nắp sọ và một xương đùi. Đến năm 1894, ông công bố chi tiết phát hiện của mình và đặt tên cho nó là Pithecanthropus Erectus. Người Sinanthropus có sọ dẹt, trán dốc thoải, u trán nổi rõ và dung tích sọ khá lớn (từ 850 đến 1220 cm3). Di cốt và mảnh di cốt của người Homo Erectus được tìm thấy ở nhiều nơi khác như Ấn Độ, Kênia v.v… 

Vào năm 1964 – 1965, các cán bộ khoa học Việt Nam đã phát hiện được một chiếc răng ở hang Thẩm Hai và 9 chiếc khác ở hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn). Những chiếc răng này đều có niên đại trung kỳ Pleistocene đều là răng của Homo Erectus. Đến thời hậu kì Pleistocene đã xuất hiện một dạng người mới, dạng người gần với người hiện đại hơn. Di cốt hóa thạch tiêu biểu của dạng người này được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1956 ở thung lũng nước Đức mà giới khoa học gọi là người Nêanđectan. Thân thể người Nêanđectan rất giống với người hiện đại, thể tích hộp sọ khá lớn – từ 1200 đến 1600cm3. Vì thế, khả năng lao động cũng như khả năng ngôn ngữ của họ cũng phát triển hơn. Di cốt của dạng người Nêanđectan còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác như Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, vùng Trung Á, Trung Quốc v.v… Đến khoảng 4 vạn năm trước đây, Người hiện đại hay Người tinh khôn (Homo Sapiens) đã ra đời. Các bộ phận cơ thể đã trở nên hoàn thiện, hai bàn tay nhỏ và khéo léo; các ngón tay, nhất là ngón cái linh hoạt hơn, trán cao, xương hàm nhỏ và không còn nhô ra phía trước, não đặc biệt phát triển. Sự xuất hiện Homo Sapiens là sau bước nhảy vọt từ vượn thành người Homo Habilis. Di cốt của họ được tìm thấy ở hầu khắp các lục địa. Sự phát hiện các di cốt hóa thạch, công cụ lao động của dạng người này cung cấp những bằng chứng khoa học về nguồn gốc loài người.

Những thông tin chúng tôi nêu trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc loài Người theo khoa học

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Gumroad - Blog chia sẻ công nghệ, giải trí, tổng hợp
Logo
Enable registration in settings - general