Hướng dẫn lắp đặt cổng trục đúng cách và an toàn nhất

Cổng trục là thiết bị dùng để nâng hạ được rất nhiều doanh nghiệp, nhà xưởng lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tuy nhiên làm thế nào để lắp đặt cổng trục đúng cách và đảm bảo an toàn. Hãy cùng Công ty TNHH Việt Dương tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cổng trục là gì?

Cổng trụ trục là một biến thể của cầu trục, thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thiết bị nặng trong nhà máy, bến cảng và khu vực ngoài trời…

Cổng trục có hình giống một chiếc cổng có 2 chân đứng và ngang vắt qua, có khả năng hoạt động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển và khẩu độ cần cà có khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt, tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh đặc biệt tại các công trình xây dựng, nhà máy sản xuất sắt thép, bê tông…

Có 2 loại cổng trục chính là cổng trục dầm đơn (1 dầm) và cổng trục dầm đôi (2 dầm).

Cách lắp đặt cổng trục đúng cách, an toàn NHẤT

Chuẩn bị

Để lắp đặt cổng trục đầu tiên cần dọn sạch sẽ mặt bằng, lắp đặt trước các thiết bị cần thiết như ray di chuyển và xa cẩu tự hành.

Nếu cổng trục có khẩu độ lớn và tải trọng lớn thì lắp dựng cần có 2 xe cẩu tự hành có sức nâng lớn. Trước khi tiến hành lắp dựng cần kiểm tra các thiết bị của cổng trục đã đúng với bản thiết kế chưa. Quá trình lắp dựng cần có kỹ thuật giám sát chặt chẽ.

Các bước lắp đặt cổng trục

Bước 1:

Cẩu dầm vào các vị trí đặt trên các tấm kê sao cho dầm nằm ngang so với ray di chuyển cổng trục. Kiểm tra vị trí tương đối giữa dầm với ray di chuyển và giữa các dầm với nhau. Khi kiểm tra xong thì liên kết chúng lại với nhau bằng các bulong trên dầm cuối.

Bước 2:

Cầu chân cổng trục vào vị trí sao cho đầu chân cổng nằm giữa các tai của dầm sau đó liên kết khớp chân cổng với dầm bằng các chốt, với 2 chân mềm là 2 chốt còn hai chân cứng là bốn chốt. Vì chân cổng sẽ quay quanh chốt khi cẩu dầm lên do đó có thể bôi mỡ để chân có thể quay một cách nhẹ nhàng.

Bước 3:

Dùng cẩu tự hành cẩu các cụm bánh xe về phía cuối chân cổng sao cho bánh xe của cơ cấu di chuyển nằm trên ray di chuyển và đầu cuối chân cổng nằm giữa các tai. Sau đó liên kết các cụm bánh xe với chân cổng bằng chốt. Chốt này phải có một lớp mỡ tránh bị kẹt.

Bước 4:

Dùng cẩu tự hành cẩu toàn bộ cổng trục lên một cách từ từ, nhờ liên kết khớp giữa chân cổng và dầm nên các cụm bánh xe di chuyển dọc ray tiến về phía nhau.

Khi khoảng cách giữa các cụm bánh xe bằng khoảng cách tính toán thì liên kết chúng lại với nhau bằng thanh giằng. Dùng chốt chặt chân cổng trục với dầm đảm bảo hệ chân cổng với dầm là hệ tĩnh định.

Bước 5:

Khi khoảng cách giữa các cụm bánh xe bằng khoảng cách tính toán thì liên kết chúng lại với nhau bằng thanh giằng. Dùng chốt chặt chân cổng trục với dầm đảm bảo hệ chân cổng với dầm là hệ tĩnh định.

Bước 6:

Lắp đặt hệ thống điều khiển điện.

Bước 7:

Kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị và quá trình lắp dựng sau đó cho cổng trục thử tải trước khi đưa vào sử dụng.

Trên đây là các bước lắp đặt cổng trục an toàn và chi tiết nhất mà Công ty Việt Dương đã giúp bạn tổng hợp. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin bổ ích cho bạn. Có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình lắp đặt cổng trục, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được giải đáp nhanh chóng nhất.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Gumroad - Blog chia sẻ công nghệ, giải trí, tổng hợp
Logo
Enable registration in settings - general