Công việc kiểm toán – Tiêu chuẩn, mức lương và cơ hội cho ứng viên

Công việc kiểm toán hiện nay không còn quá xa lạ với các bạn trẻ. Đây là ngành làm việc cực hot được rất nhiều ứng viên chú trọng quan tâm.

Công việc kiểm toán có sự phát triển ổn định, mức thu nhập cao cùng cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở. Chính vì vậy đây là một trong số những ngành nghề thu hút được đông đảo các bạn trẻ quan tâm. Vậy cụ thể ngành kiểm toán là gì? Công việc chính là gì? Hãy cùng TopCV khám phá cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây.

Kiểm toán được hiểu là gì?

Kiểm toán được hiểu là quá trình thu thập, đánh giá, xác thực bằng chứng liên quan tới thông tin về tài chính doanh nghiệp hay các tổ chức. Qua đó, nhằm xác định, báo các các mức độ phù hợp giữa các thông tin với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Có thể hiểu một cách đơn giản nhất kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực báo cáo tài chính. Qua đó, nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của các đơn vị.

cong-viec-kiem-toan-tieu-chuan-muc-luong-va-co-hoi-cho-ung-vien-1

Kiểm toán là ngành nghề phổ biến được nhiều người quan tâm

Ngành kiểm toán hiện có sức ảnh hưởng rất lớn tới nhiều đối tượng. Trong đó, không chỉ là chủ thể các doanh nghiệp mà còn là các nhà đầu tư có quan tâm tới tình hình tài chính. Các báo cáo tài chính của kiểm toán chính là cơ sở pháp lý để xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức đối với các cơ quan nhà nước.

Công việc kiểm toán gồm những gì?

Xét về hình thức kiểm toán gồm 3 loại: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Mặc dù có các hình thức kiểm toán khác nhau nhưng nhìn chung công việc của một kiểm toán viên thường bao gồm những công việc như sau:

  • Lập kế hoạch kiểm toán giúp định hướng hoạt động. Kế hoạch kiểm toán tốt sẽ đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ, dễ dàng ứng phó được với các tình huống có thể phát sinh.
  • Xây dựng được chương trình kiểm toán: Kỹ năng xây dựng được chương trình kiểm toán không thể thiếu đối với bất cứ kiểm toán viên nào. Việc xây dựng chương trình này giúp thực hiện công việc được đảm bảo và chính xác.
  • Thu thập thông tin thông qua các phương pháp kiểm toán: Kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, ….
  • Ghi chép: Kiểm toán viên ghi lại các con số, đưa ra các căn cứ, bằng chứng khách quan để kết luận kiểm toán.
  • Lập báo cáo, đưa ra kết luận thực hiện: Đây là thao tác cần thực hiện hiệu quả để hoàn thành được quy trình thực hiện tối ưu công việc. Sau khi tiến hành điều tra, phân tích kiểm toán viên sẽ đưa ra được các kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị, tổ chức.

Tiêu chuẩn cần có của kiểm toán viên

Công việc kiểm toán viên đòi hỏi tính chính xác cao Kiểm toán viên là một công việc đòi hỏi tính chính xác cao với kinh nghiệm và kỹ năng dày dặn. Vì thế, yêu cầu để trở thành một kiểm toán viên giỏi cần đặc biệt lưu ý. Theo đó:

cong-viec-kiem-toan-tieu-chuan-muc-luong-va-co-hoi-cho-ung-vien-2

Kiểm toán viên cần có những kinh nghiệm và kỹ năng với nghề

  • Người làm kiểm toán cần có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên. Chuyên ngành tốt nghiệp là Tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hay các chuyên ngành khác theo quy định của Bộ tài chính.
  • Có chứng chỉ kiểm toán viên theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
  • Là kiểm toán viên cần có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức, đặc biệt liêm khiết, trung thực và khách quan.
  • Có chứng chỉ kiểm toán viên theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
  • Trường hợp người có chứng chỉ nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, có đủ tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b khoản 1 Luật kiểm toán viên.

Ngoài các yêu cầu về năng lực, kiểm toán viên cần phải đảm bảo hội tụ đầy đủ các tố chất cần có của một kiểm toán đó chính là:

  • Tính độc lập
  • Năng lực nghiệp vụ
  • Hiểu biết về quy định của Pháp luật
  • Có tư chất đạo đức

>>> Tham khảo: Kiểm toán nội bộ ngân hàng – những điều bạn cần biết khi lựa chọn

Mức lương và cơ hội cho ngành kiểm toán

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp kiểm toán đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, nổi bật là những người đang theo đuổi ngành học này. Trung bình những sinh viên kiểm toán mới ra trường sẽ có một mức lương khởi điểm từ 6-8 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, mức lương này có thể sẽ cao hơn với những người đã có kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm. Theo đó, con số có thể lên tới từ 10-15 triệu đồng. Hơn thế nữa, khi theo học ngành này bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong môi trường đa dạng với quy mô lớn. Nếu có năng lực mức lương và cơ hội thăng tiến dành cho các bạn rất rộng mở.

cong-viec-kiem-toan-tieu-chuan-muc-luong-va-co-hoi-cho-ung-vien-3

Mức lương trung bình cho ngành kiểm toán rất hấp dẫn

Nhìn chung, mức lương khởi điểm của ngành kiểm toán luôn ở mức cao. Đặc biệt là khi các bạn làm việc trong các công ty kiểm toán nước ngoài. Làm việc trong ngành này các bạn cũng nhận được những cơ hội thăng tiến trong nghề. Hoặc cũng có thể đảm nhận được vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực kế toán cũng như kiểm soát tài

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, TopCV sẽ giúp các bạn hiểu rõ về việc làm kiểm toán. Đồng thời, cũng có thể nắm được các thông tin quan trọng về yêu cầu để có thể trở thành một kiểm toán giỏi. Nếu có đam mê với công việc, hãy nỗ lực học tập và rèn luyện kỹ năng để giúp các bạn có được một sự nghiệp tỏa sáng.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Gumroad - Blog chia sẻ công nghệ, giải trí, tổng hợp
Logo
Enable registration in settings - general